toyota_vinh_phuc

Hộp số tự động 6 cấp là gì? Cấu tạo, nguyên lý và cách lái

Ngày Đăng : 01-03-2025

Ngày nay, với việc ô tô trở thành phương tiện giao thông phổ biến thì việc những khái niệm xung quanh vấn đề liên quan đến một chiếc xe không còn là những cụm từ xa lạ đối với khách hàng. Hộp số sàn, hộp số tự động hay hộp số tự động vô cấp. Vậy hộp số tự động là gì? Hộp số tự động 6 cấp, vô cấp là gì? Công ty Toyota Vĩnh Phúc sẽ chia sẻ đến khách hàng khái niệm về những cụm từ khách hàng thường gặp để có thể định hướng được những yêu cầu và mong muốn cho chiếc xe tương lai của mình.

hộp số tự động là gì

Hộp số tự động là gì?

Hộp số tự động hay AT (Automatic Transmission) hiểu một cách đơn giản là việc tăng giảm số sẽ do hệ thống trên xe thực hiện tự động, phù hợp với tốc độ và sức tải thực tế của xe khi di chuyển. Chúng có khả năng tự động điều chỉnh tỷ số truyền mà không cần sự can thiệp của người lái trong điều kiện vận hành bình thường. Trên thị trường, hộp số tự động được chia thành hai nhóm chính: hộp số tự động có cấp và hộp số vô cấp (CVT).

Theo số liệu từ CarMax, tính đến năm 2018, có đến 96,3% ô tô bán ra tại Mỹ được trang bị hộp số tự động. Tại Việt Nam, số cấp của hộp số tự động dao động từ 4 đến 10 cấp, trong đó phổ biến nhất vẫn là hộp số tự động 6 cấp

Đặc điểm nhận dạng của xe số tự động là:

  • Xe không có chân côn như xe số sàn
  • Cần số thường có các chữ cái P- R - N - D

Hộp số tự động được chia thành 2 loại chính bao gồm:

  • Tự động vô cấp CVT
  • Tự động có cấp số

Cách điều khiển hộp số tự động: khi muốn tăng tốc, chỉ cần đạp chân ga và nhả ga, giảm phanh khi muốn giảm tốc độ hoặc muốn dừng lại.

Gợi ý dành cho bạn: Giá xe Yaris Cross

Hộp số tự động 6 cấp là gì? 

Hộp số tự động 6 cấp là hệ thống xe được trang bị bộ chuyển động 6 số giúp điều chỉnh tỷ số truyền giữa động cơ và bánh xe một cách hiệu quả. Nhờ vào hệ thống này, bộ điều khiển điện tử trên xe có thể tối ưu hóa sự cân bằng giữa công suất động cơ và lực cản của bánh xe, giúp xe vận hành ổn định hơn.

Người lái có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các chế độ như P (đỗ xe), R (lùi), N (trạng thái tự do), D (tiến) thông qua cần số, núm xoay hoặc các phím bấm trên bảng điều khiển.

So với các dòng hộp số khác, hộp số tự động 6 cấp mang đến nhiều lợi thế nổi bật như: khả năng sang số linh hoạt và êm ái, tối ưu mức tiêu hao nhiên liệu, hạn chế tình trạng động cơ tắt đột ngột và giúp người lái dễ dàng kiểm soát xe ngay cả trong điều kiện giao thông đông đúc.

Hộp số tự động 6 cấp là gì? 

Cấu tạo hộp số tự động 6 cấp

Hộp số tự động 6 cấp được cấu thành từ nhiều bộ phận quan trọng, bao gồm:

  • Bộ truyền bánh răng hành tinh
  • Bộ biến mô thủy lực
  • Bộ ly hợp thủy lực
  • Bộ điều khiển điện tử
  • Dầu hộp số tự động

Bộ truyền bánh răng hành tinh

Bộ truyền bánh răng hành tinh đóng vai trò cốt lõi trong việc thay đổi tỷ số truyền động của hộp số. Cấu trúc gồm các thành phần chính: bánh răng hành tinh, bánh răng mặt trời, bánh răng bao và cần dẫn.

Trong cơ chế hoạt động, bánh răng hành tinh nằm giữa bánh răng bao và bánh răng mặt trời, có thể quay quanh trục của chính nó cũng như quay quanh bánh răng mặt trời.

Khi hộp số vận hành, một trong ba bộ phận bánh răng mặt trời, bánh răng bao hoặc cần dẫn sẽ đóng vai trò dẫn động, trong khi một bộ phận khác giữ cố định để tạo ra các tỷ số truyền khác nhau.

Tỷ số truyền sẽ giảm khi tốc độ đầu vào nhỏ hơn tốc độ đầu ra và tăng lên khi tốc độ đầu vào lớn hơn. Nếu tỷ số truyền giảm xuống dưới một mức nhất định, chuyển động đầu vào và đầu ra sẽ diễn ra theo hướng ngược nhau, tạo ra số lùi.

  • Giảm tốc: Khi bánh răng mặt trời cố định, bánh răng bao chủ động quay, còn cần dẫn bị động, giúp giảm tốc độ trục đầu ra.
  • Tăng tốc: Khi cần dẫn chủ động quay, bánh răng bao sẽ tăng tốc, tạo ra lực đẩy giúp xe di chuyển nhanh hơn.
  • Đảo chiều: Khi bánh răng mặt trời chủ động quay và cần dẫn cố định, bánh răng hành tinh sẽ quay ngược lại, giúp xe lùi về phía sau.

Biến mô thủy lực

Bộ biến mô thủy lực là một khớp nối chất lỏng giữa động cơ và hộp số, đảm nhiệm chức năng truyền momen xoắn từ động cơ đến hộp số. Cấu tạo của biến mô gồm ba phần chính: bánh bơm (kết nối với động cơ), tuabin (kết nối với hộp số) và stator (định hướng dòng dầu).

Cơ chế hoạt động của biến mô thủy lực có thể hình dung như hai chiếc quạt đối diện nhau: khi một quạt quay tạo ra luồng khí tác động lên cánh quạt còn lại, khiến quạt thứ hai cũng quay theo.

  • Khi xe dừng: Động cơ vẫn hoạt động và quay bánh bơm, nhưng tốc độ chưa đủ để tuabin hoạt động. Chỉ khi xe khởi động, bánh bơm quay liên tục mới tạo đủ lực để dẫn động tuabin. Tại thời điểm này, do sự chênh lệch đáng kể giữa tốc độ của bánh bơm và tuabin, quá trình khuếch đại bắt đầu diễn ra.
  • Khi xe tăng tốc: Bánh bơm quay nhanh, tạo ra lực lớn hơn, khiến tuabin quay nhanh hơn, giúp xe di chuyển mượt mà.
  • Khi đạt tốc độ cao: Khi tốc độ của tuabin đạt khoảng 90% so với tốc độ của bánh bơm, sự khuếch đại mô-men xoắn gần như bằng 0. Lúc này, biến mô thủy lực hoạt động như một khớp nối thủy động, truyền động trực tiếp giữa hộp số và động cơ.
     

Ngoài ra, biến mô thủy lực còn có chức năng bơm dầu vào hệ thống thủy lực của hộp số.

Cấu tạo Hộp số tự động 6 cấp

Bộ ly hợp thủy lực

Bộ ly hợp thủy lực trong hộp số tự động 6 cấp được cấu thành từ các tấm ma sát, đĩa ma sát, lò xo và piston. Các tấm ma sát này được sắp xếp xen kẽ và ăn khớp với bánh răng bao của bộ bánh răng hành tinh.

  • Khi áp suất dầu tăng, lò xo đẩy các tấm ma sát ép chặt vào nhau, truyền động đến hộp số.
  • Khi áp suất dầu giảm, lò xo sẽ giãn ra, giúp tách rời các tấm ma sát, ngắt kết nối với hộp số.

Bộ điều khiển điện tử

Bộ điều khiển điện tử đóng vai trò trung tâm trong việc vận hành hộp số tự động. Nó tiếp nhận tín hiệu từ các cảm biến và điều chỉnh việc đóng mở các van dầu để kiểm soát hoạt động của bộ ly hợp, giúp quá trình chuyển số diễn ra mượt mà và chính xác.

Dầu hộp số tự động

Dầu hộp số tự động (ATF – Automatic Transmission Fluid) có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất vận hành của hộp số. Chức năng chính của nó bao gồm:

  • Truyền momen xoắn trong biến mô thủy lực.
  • Bôi trơn các bánh răng và bộ phận chuyển động.
  • Điều khiển hoạt động của ly hợp và hệ thống thủy lực.
  • Làm mát các chi tiết bên trong hộp số.

Nguyên lý hoạt động của hộp số tự động 6 cấp

Hộp số tự động 6 cấp hoạt động dựa trên sự kết hợp giữa biến mô thủy lực, bộ truyền bánh răng hành tinh và bộ điều khiển điện tử.

Momen xoắn từ động cơ được truyền đến biến mô thủy lực, sau đó dẫn đến trục vào của hộp số. Bộ điều khiển điện tử nhận tín hiệu từ các cảm biến, tính toán và điều chỉnh quá trình đóng mở ly hợp để chuyển số phù hợp.

  • Khi xe chạy tiến: Ly hợp số và ly hợp tiến đóng lại để truyền động đến trục ra của hộp số.
  • Khi xe ở số trung gian (N): Chỉ ly hợp số 2 đóng, trong khi ly hợp tiến mở, ngăn không cho momen xoắn truyền tới trục ra.
  • Khi xe lùi: Số 1 lùi, ly hợp số 2 và số 5 đóng, cho phép xe di chuyển theo hướng ngược lại.

Quá trình vào số 1 ở xe sử dụng hộp số tự động diễn ra khi ly hợp số 1 và ly hợp số tiến được kích hoạt.

Khi ly hợp số 1 đóng, mô-men xoắn được truyền tới bộ bánh răng hành tinh số 1 và số 2, sau đó tiếp tục di chuyển đến trục đầu ra của hộp số. Trong khi đó, ly hợp số tiến đóng vai trò kết nối mô-men xoắn từ biến mô đến trục đầu vào hộp số, hoạt động như một “cửa ngõ” dẫn truyền lực từ động cơ vào hệ thống truyền động.

Quá trình vào số 2 diễn ra tương tự như số 1. Khi ly hợp số tiến đóng, mô-men xoắn từ trục biến mô thủy lực được truyền vào hộp số. Đồng thời, ly hợp số 2 kích hoạt, tạo truyền động cho bộ bánh răng hành tinh số 2 và số 3, sau đó truyền đến trục ra của hộp số.

Đối với số lùi, ly hợp số 5 đóng, cho phép mô-men xoắn truyền từ trục biến mô thủy lực đến trục bánh răng mặt trời của bộ bánh răng hành tinh. Đồng thời, ly hợp số 2 giữ cố định bánh răng bao của bộ bánh răng hành tinh số 2. Khi đó, mô-men xoắn đổi chiều khi di chuyển qua bộ bánh răng hành tinh số 2 và số 3, cuối cùng truyền đến trục ra của hộp số.

Trong quá trình sang số, ly hợp tương ứng sẽ đóng/mở để thay đổi đường truyền momen xoắn qua bộ bánh răng hành tinh. Điều này giúp xe vận hành êm ái, tiết kiệm nhiên liệu và giảm hao mòn động cơ.

Nguyên lý hoạt động của hộp số tự động 6 cấp

Hộp số tự động vô cấp là gì?

Hộp số tự động vô cấp là phần chính của hệ thống truyền lực, có vai trò biến đổi moment, tốc độ làm việc của động cơ sao cho phù hợp với điều kiện làm việc của bánh xe khi di chuyển

Nguyên tắc hoạt động của hộp số vô cấp là được truyền động bằng dây đai, với 2 puly của bộ truyền động có thể thay đổi được đường kính cho phép bộ truyền động này có thể tạo ra vô số tỷ số truyền 1 cách liên tục chứ không tách biệt riêng rẽ các số

Bộ phận chính của hộp số vô cấp là puli thay đổi đường kính và một dây đai chạy trong rãnh giữa hai khối hình nón.

hộp số tự động vô cấp là gì

Chắc có thể bạn quan tâm: Mua xe Toyota tại Hà Giang ở đâu uy tín

Ưu điểm nổi bật của xe số tự động

  • Khi sử dụng xe số tự động, rất nhiều khách hàng ưng ý và hài lòng với hộp số này và có một số đánh giá khái quát về ưu điểm như sau:
  • Thao tác đơn giản, thuận tiện, dễ dàng không phải cầu kỳ khi kết hợp ga, côn và số như số sàn để thay đổi tốc độ
  • Không bị mỏi khi phải nhấn côn như số sàn khi di chuyển trên những đoạn đường tắc hoặc những khu đô thị đông đúc
  • Ít bị giật cục khi chuyển số
  • Hạn chế tối đa việc chết máy và xe bị trôi dốc khi di chuyển trên những địa hình phức tạp.

Hướng dẫn cách lái xe hộp số tự động 6 cấp cho người mới

Ngày nay, xe số tự động ngày càng thịnh hành, vì vậy việc nắm vững cách vận hành hộp số tự động 6 cấp là điều quan trọng trước khi điều khiển phương tiện. Tương tự như các dòng xe số tự động khác, hộp số 6 cấp cũng có những ký hiệu cơ bản sau:

  • N (Neutral): Còn gọi là số “mo”, dùng để ngắt kết nối truyền động giữa động cơ và hộp số.
  • R (Reverse): Số lùi, sử dụng khi cần di chuyển xe về phía sau.
  • P (Park): Dùng khi đỗ xe cố định trong thời gian dài.
  • D (Drive): Chế độ lái tiến, sử dụng khi xe di chuyển về phía trước.
  • M (Manual): Chế độ số tay, cho phép tài xế chủ động lên/xuống số khi leo dốc hoặc vượt xe.
  • S (Sport): Chế độ lái thể thao, giúp tăng hiệu suất vận hành.
  • +/− hoặc lẫy số trên vô-lăng: Cho phép người lái tăng hoặc giảm cấp số linh hoạt.
  • L, L1, L2 (Low): Tương đương số 1, số 2 trên xe số sàn, giúp kiểm soát lực kéo khi xuống dốc.
  • D1, D2, D3: Chế độ số tay với cấp số 1, 2, 3 lần lượt, phù hợp cho các điều kiện đường khác nhau.

Bước 1: Khởi động an toàn

Trước khi khởi động, tài xế cần xác định xe của mình sử dụng chìa khóa truyền thống hay hệ thống smartkey. Nếu là chìa khóa cơ, hãy xoay theo chiều kim đồng hồ đồng thời đạp phanh chân để khởi động. Với xe có nút Start/Stop, thao tác sẽ đơn giản hơn: chỉ cần giữ chìa khóa ở gần, nhấn phanh chân và bấm nút khởi động.

Một điểm quan trọng cần lưu ý là trước khi khởi động, cần đảm bảo cần số đang ở vị trí P, đồng thời đạp phanh chân và hạ phanh tay (nếu đã kích hoạt trước đó).

Hiện nay, một số mẫu xe trên thị trường không yêu cầu phải đạp phanh khi khởi động, đồng thời có thể để cần số ở vị trí N. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người lái nên hình thành thói quen đặt cần số ở P, đạp phanh chân và khởi động xe theo trình tự chuẩn.

Hướng dẫn cách lái xe hộp số tự động 6 cấp cho người mới

Bước 2: Cách dừng độ xe chuẩn 

Cách dừng xe: Khi cần dừng xe, tài xế giữ cần số ở vị trí D, đồng thời đạp phanh chân để giảm tốc. Nếu cần thiết, có thể kích hoạt phanh tay để đảm bảo xe đứng yên. Trong trường hợp dừng lâu, nên chuyển cần số về N hoặc P để tránh hao mòn hộp số.

Cách đỗ xe: Khi đỗ xe, trước tiên hãy giữ cần số ở D, nhấn phanh chân rồi kích hoạt phanh tay. Sau đó, chuyển cần số sang P để cố định xe. Nếu xe sử dụng hệ thống smartkey, chỉ cần nhấn nút tắt máy. Đối với dòng xe dùng chìa khóa cơ, hãy vặn chìa về vị trí Lock để ngắt động cơ.

Trước khi rời xe, tài xế cần kiểm tra xem chìa khóa đã được mang theo chưa. Nếu đỗ xe trên địa hình dốc, hãy sử dụng vật chặn bánh xe để tăng cường an toàn.

Bước 3: Cách dừng đèn đỏ đúng cách

Theo ý kiến của các chuyên gia, tài xế có thể linh hoạt giữa số N hoặc D khi dừng chờ đèn đỏ, tùy vào thời gian dừng và điều kiện đường xá.

  • Nếu thời gian dừng ngắn, nhiều tài xế có kinh nghiệm thường giữ cần số ở D, đồng thời đạp phanh chân và thả phanh khi cần di chuyển.
  • Trong trường hợp chờ đèn đỏ lâu trên mặt đường bằng phẳng, nên chuyển về N để giảm áp lực lên chân phanh, giúp tài xế thoải mái hơn.
  • Nếu xe dừng lâu trên đoạn đường dốc, có thể để cần số ở N hoặc D, nhưng vẫn cần giữ phanh để

Bước 4: Cách lùi xe đúng 

Khi muốn lùi xe số tự động, trước hết, tài xế cần quan sát kỹ hai bên và phía sau để đảm bảo an toàn. Tiếp theo, nhẹ nhàng đạp phanh, sau đó chuyển cần số sang vị trí R rồi từ từ nhấn ga để xe di chuyển lùi một cách mượt mà.

Bước 5: Cách vào số xe ô tô tự động

Số N – số “mo”: Khi cần số được đặt ở vị trí N, kết nối giữa động cơ và bánh xe bị tách rời. Do đó, dù người lái có nhấn ga thì công suất cũng không được truyền đến bánh xe, giúp xe có thể lăn tự do mà không chịu tác động từ động cơ.

Để vận hành số N một cách an toàn, tài xế không nên chuyển sang số này đột ngột khi xe đang chạy ở tốc độ cao, trừ tình huống khẩn cấp. Việc giảm tốc độ bất ngờ có thể ảnh hưởng đến độ bám đường của xe và làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Số D1, D2, D3: Đây là các cấp số tay, lần lượt từ 1 - 2 - 3. Trong đó, D3 thích hợp khi di chuyển với tốc độ thấp hoặc trên những cung đường quanh co. D2, D3 thường được sử dụng khi đi qua địa hình phức tạp hoặc khi cần tăng tốc. Ngoài ra, chúng cũng giúp kiểm soát tốc độ an toàn khi xuống dốc.

Số tay M (+/-): Đây là chế độ số tay được trang bị trên nhiều dòng xe hiện đại. Với tùy chọn này, người lái có thể chủ động điều chỉnh cấp số như xe số sàn. Khi muốn tăng số, chỉ cần gạt cần về (+), ngược lại, để giảm số, đẩy cần đến vị trí (-). Nếu không cần sử dụng chế độ số tay nữa, tài xế có thể đưa cần về D hoặc chuyển đổi giữa D - M - S tùy theo nhu cầu vận hành.

Hướng dẫn cách lái xe hộp số tự động 6 cấp cho người mới

Những lưu ý cần biết khi lái xe số tự động

Đối với những người mới lái xe, kỹ năng lái xe thực sự là điều cần được tìm hiểu kỹ, xe số tự động có những ưu điểm nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ rất dễ trở thành điểm yếu. Khi lái xe số tựu động cần lưu ý những điều sau đây:

Không dùng chân trái, chỉ dùng chân phải để thay đổi đạp chân ga hoặc chân phanh. Kiểm soát lái xe bằng cách gót chân để chính giữa sao cho chỉ cần xoay phần trên mũi chân để thay đổi chân ga sang chân phanh dễ dàng.

Tuyệt đối không được lái xe theo hình thức chân trái đạp ga chân phải đạp phanh. Bởi vì khi rơi vào tình huống bất ngờ rất dễ hoảng loạn đạp nhầm chân phanh với chân ga dẫn tới việc không làm chủ được tốc độ và dễ gây tai nạn.

Luôn đạp chân phanh khu muốn chuyển số, duy trì thói quen này để giữ kiểm soát tốc độ xe- Không về số N khi xe đang di chuyển nhất là khi xuống dốc vì sẽ mất kiểm soát trong việc hãm động cơ.

Quý khách hàng có nhu cầu mua xe ô tô Toyota số tự động giá tốt nhất đại lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0966 510 555 để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

Đánh giá

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Để Lại Thông Tin & Chúng Tôi Sẽ Hỗ Trợ Bạn Tốt Nhất

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Toyota Vĩnh Phúc - Đại Lý Toyota Tại Vĩnh Phúc

Hotline: 0966.510.555

Email: toyotavinhphuc1989@gmail.com

Địa Chỉ: Xã Quất Lưu - Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc ( Gần trạm thu phí Vĩnh Yên)

SẢN PHẨM

ViosVeloz | Raize | AltisCrossCamryFortunerAvanza | Yaris | Hilux | innova | Prado

Đang truy cập: 10
Trong ngày: 28
Trong tuần: 1492
Lượt truy cập: 136859
Toyota Vĩnh Phúc - Đại lý xe ô tô Toyota tại Vĩnh Phúc

Thiết kế bởi: Toyota Vĩnh Phúc